Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Đến với vùng đất Tây Nguyên bạn không chỉ cảm nhận được cái nắng, cái gió, không khí vùng đất Tây Nguyên. Mà bạn còn có thể cảm nhận được tinh hoa văn hóa dân tộc qua lối kiến trúc nhà ở tại đây. Kiến trúc nhà ở tại Tây Nguyên chính là kiến trúc nhà sàn với lối kiến trúc đáo mang đậm hình ảnh sinh hoạt của người dân tại đây. Bài viết dưới đây manhtoanthang.com/ sẽ giới thiệu đến bạn kết cấu, kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao.

Đặc điểm kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Người dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm là sinh sống với nhau theo nhiều thế hệ, ông bà, bố mẹ và con cái sẽ chung sống với nhau tại một căn nhà. Với đặc điểm sinh sống như vậy nên kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên có thiết kế khá nhiều gian, từ 3 – 7 gian. Số lượng gian nhà và diện tích các căn sẽ phụ thuộc vào số lượng người trong gia đình. Đấu chính là một điểm đặc sắc của về văn hóa sinh hoạt ảnh hưởng đến lối kiến trúc nhà ở.

Để xây dựng được một căn nhà sàn điều bắt buộc chính là phải sử dụng rất nhiều những cột nhà chất lượng. Những cột nhà này phải thẳng và lớn để tạo cho căn nhà có độ đứng, chắc chắn và vững chắc. Cột nhà thường có đường kính từ 30 – 40cm và được đặt chồng lên nhau tạo kết cấu nhà bền vững.

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Thiết kế cầu thang cũng là một trong những thiết kế quan trọng của kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên. Đây chính là một đặc trưng cơ bản giúp bạn có thể nhận biết được đó chính là ăn nhà sàn. Trước đây, những người dân tộc thường sinh sống tại các vùng núi nên thường xuyên bị thú dữ tấn công. Vì tránh để thú dữ tấn công cho nên đã làm sàn nhà cao hơn và sử dụng cầu thang để đi lên nhà. Chính vì đặc điểm đó đã khiến phong cách kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên khác biệt với các thiết kế nhà ở khác. 

Tại cầu thang, thân cột và xà ngang của nhà sẽ được chạm khắc những họa tiết với những hình ảnh quen thuộc với người dân như: đồi núi, chim, voi, rùa, mặt trời, sao,…. Đây là những hình ảnh của tự nhiên, là những gì người dân ở đây sùng bái về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

>>> Xem thêm:Sàn nhà màu gỗ kết hợp màu gì cho phù hợp?

2 kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên nổi bật

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên của người Êđê, Jrai

Đặc điểm kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên của người  Êđê, Jrai thường có chiều dài là 10m, chiều rộng là 3m. Nhà sàn của những người dân này thường có gầm nhà cao từ  0,6-0,8m, dưới gầm nhà sẽ là nơi chứa củi để đun nấu. Việc sở hữu chiều dài của nhà là 10m, đã là một đặc điểm nổi bật trong thiết kế nhà ở. Việc sở hữu không gian nhà rộng rãi giúp ích cho hoạt động sinh hoạt và họp họp diễn ra dễ dàng hơn.

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Vì nhà có thiết kế rất dài, cho nên người  Êđê, Jrai phải dùng cây gỗ lớn và chắc chắn để cột, kèo, … để tạo độ vững chắc. Trên mái nhà sẽ được lợp mái cỏ tranh, tường nhà sẽ được lợp từ tre và nứa. Kiểu kiến trúc nhà sàn này sẽ thường có hai cái cầu thang, một cầu thang chính ở phía trước của nhà và 1 cầu thang phụ ở phía sau của nhà. 

Cầu thang chính thường được dùng để khách vào nhà hoặc thực hiện các nghi thức thờ cúng. Cầu thang phụ ở phía sau được dùng thường xuyên hơn, chủ yếu là người nhà sử dụng khi làm việc. Trên cầu thang sẽ được khắc các họa tiết như bầu vú, cánh hoa, vầng trăng. Đây là những hình ảnh mang yếu tố tín ngưỡng của những người dân tộc Êđê, Jrai.

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên của người Sê Đăng

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên của người Sê Đăng có diện tích nhỏ hơn các loại nhà sàn khác. Đặc điểm của nó là có từ 8 – 10 cây cột để đảm bảo tính kiên cố và chắc chắn cho căn nhà. Hệ thống cột và các thanh xà được bố trí, kết nối với nhau trên cùng một mặt phẳng để nâng đỡ nhau tạo độ kiên cố cho nhà sàn. 

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc Vùng Cao

Sàn nhà của nhà sàn người Sê Đăng sẽ được làm bằng cây tre lồ ô. Người Sê Đăng sẽ được người dân lấy về, chặt ra với chiều dài của sàn nhà, sau đó tiến hành đập dập, phơi khô và cố định lại trên sàn nhà. 

Khác với người  Êđê, Jrai, người Sê Đăng sẽ sử dụng các tấm gỗ được cưa mỏng và dựng thành các các bức tường bao bọc vào khung nhà. Kết cấu nhà sẽ phân thành 2 mái nhà, 1 mái nhà sẽ được lợp bằng cỏ tranh và một mái sẽ được lợp bằng cỏ mây. Thiết kế của nhà chính được mở ở phía có đường lớn chạy qua và bên cạnh thường sẽ có vườn trồng rau. 

Họa tiết được chạm khắc trên cột nhà sàn thường có hình  hoa Pơ lang, chim muông và hoa gạo. Đây là những hình ảnh gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. 

>>> Xem thêm:Top 5 mẫu nhà sàn gỗ đẹp nhất tại Việt Nam

Có thể thấy, lối kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên mang đậm nét văn hóa sinh hoạt của người dân nơi đây. Những đặc điểm về sinh hoạt, hình ảnh con người được khắc họa rõ nét qua phong cách kiến trúc nhà sàn. 

Gửi Bình Luận

Bạn phải đăng nhập để đăng bình luận.