Xin giấy phép xây dựng ở đâu nhanh nhất chỉ 10 ngày
Một trong những việc làm quan trọng đầu tiên khi xây dựng công trình là xin cấp phép xây dựng. Vậy bạn đã biết xin giấy phép xây dựng ở đâu, hồ sơ xin phép gồm những gì trong đó chưa? Nếu chưa thì trong bài viết này Mạnh Toàn Thắng sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin chi tiết nhất và quan trọng nhất. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Mục Lục Bài Viết
Định nghĩa đúng về giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một giấy chứng nhận có tính pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho chủ sử dụng đất (chủ đầu tư). Sau khi được cấp, chủ đầu tư được phép xây dựng, sửa chữa, trùng tu, hay dời công trình của mình.
Tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép xây dựng
Xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?
Hiện nay thì tất cả các dự án đều phải xin cấp phép xây dựng. Được quy định tại khoản 2/98/LXD 2014. Theo Điều 103/ LXDD 2014 thì những cơ quan sau đây sẽ có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
Bộ xây dựng đối với một số công trình đặc biệt như là:
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trang bị hơn 1 nghìn giường bệnh;
- Các công trình của Đảng, Nhà nước như: Nhà Quốc Hội, phủ, trụ sở chủ tịch, trụ sở trung ương Đảng;
- Nhà ga hàng không có hơn 10 triệu lượt khách hàng năm;
- Sân vận động cấp quốc gia có khán đài hơn 40.000 ghế;
- Các công trình văn hóa có sức chứa hơn 3000 người;
Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép đối với các công trình sau:
- Công trình dân dụng cấp độ 1,2 chiếu theo Mục 1 Thông tư 03/2016 / TT BXD
- Các công trình nằm trên các trục đường chính trong các thành phố, đô thị;
- Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử, tượng đài nổi tiếng;
- Những công trình nằm trong sự quản lý của cơ quan cấp tỉnh.
Xin giấy phép xây dựng ở đâu, Ủy ban nhân dân cấp Huyện thì cấp phép đối với các công trình trong khu vực đô thị, cụm xã. Các khu di tích nằm trong sự quản lý của huyện. Ngoại trừ đó là những công trình mà Bộ xây dựng hoặc cấp trên có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp thị trấn (xã) có trách nhiệm cấp giấy phép cho các dự án nhà ở cho một hộ gia đình nằm trong quy hoạch phát triển thị trấn. Do đó, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu thì tùy theo loại hình, tính chất công trình mà chủ đầu tư liên hệ với cơ quan có liên quan để xin.
Lưu ý: Nơi điều chỉnh, cấp phép, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép cùng một nơi. Trường hợp khi cấp giấy phép bị sai mà không thu hồi thì cấp Tỉnh sẽ trực tiếp thu hồi.
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ xin phép xây dựng được quy định tại thông tư 15/2016/TT-BXD ban hành ngày 30/6/2016 gồm có các quy định cho từng trường hợp.
Đối với dự án:
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng (đã có mẫu);
- 2 bản mẫu vẽ thiết kế đã được duyệt dựa trên quy định của pháp luật;
- Giấy công nhận quyền sở hữu và sử dụng đất theo pháp luật;
- Dựa trên mẫu có sẵn nộp bản kê khai năng lực kinh nghiệm cá nhân. Kèm theo đó là giấy chứng nhận ngành nghề hoạt động;
- Các kết quả phê duyệt đầu tư;
- Báo cáo kết quả thẩm định đối với công trình
- Giấy tờ cam kết độ an toàn cho công trình và các dự án lân cận;
- Người đầu tư cho dự án phải lập dự án đầu tư xây dựng.
Đối với nhà ở riêng lẻ:
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng (đã có mẫu tại thông tư 15/2016/TT-BXD);
- Giấy tờ cam kết độ an toàn cho công trình và các dự án lân cận;
- Bản chụp chính hoặc bản sao của 2 bản mẫu vẽ thiết kế đã được duyệt dựa trên quy định của pháp luật;
- Giấy công nhận quyền sở hữu và sử dụng đất theo pháp luật;
- Dựa trên mẫu có sẵn nộp bản kê khai năng lực kinh nghiệm cá nhân. Kèm theo đó là giấy chứng nhận ngành nghề hoạt động;
- Báo cáo kết quả thẩm định đối với công trình;
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép xây dựng Long Thành Nhơn Trạch
Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng
Bước 1: Tìm hiểu đơn vị nào cấp giấy phép xây dựng thì chuẩn bị hồ sơ và gửi đến UBND cấp huyện, tỉnh tại nơi công trình được xây dựng.
Bước 2: Phía bên nhận hồ sơ có nhiệm vụ kiểm tra. Nếu còn thiếu giấy tờ nào thì báo cho bên chủ đầu tư bổ sung. Nếu đã đủ thì ghi nhận qua biên lai và đưa cho chủ đầu tư (người sử dụng đất).
Đối với trường hợp đặc biệt hay cần thời gian xem xét của cấp trên thì bên nhận hồ sơ sẽ thông báo với lý do cụ thể.
Bước 3: Xem xét, chuyển tiếp cho các cơ quan có liên quan duyệt hồ sơ (nếu cần thiết) và trả giấy phép (nếu được duyệt) và hoàn văn bản (nếu không được duyệt. Thời gian xem xét và duyệt hồ sơ xin cấp giấy phép dao động từ 10 đến 15 ngày.
Trên đây là bài viết về việc xin giấy phép xây dựng ở đâu. Mạnh Toàn Thắng là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng xin cấp phép xây dựng, hoàn công nhà ở. Vì vậy, nếu bạn cần hỗ trợ hay giải đáp thắc mắc nào, vui lòng liên hệ chúng tôi sớm nhất nhé!
Gửi Bình Luận
Bạn phải đăng nhập để đăng bình luận.